Giáo cụ Montessori Khối nhị thức (Binominal Cube)


Hướng dẫn sử dụng Khối nhị thức (a+b)^3


Mục đích:
- Khám phá kết cấu ba chiều, và phát triển tư duy toán học.
- Tuổi: 4-5 tuổi

Kiểm soát lỗi:

– Kết quả không phải một khối lập phương.
– Kết cấu các mặt của khối không giống nhau

Trình bày:

1. Lấy khối nhị thức 1 ra một cái bàn.
2. Giáo viên ngồi cạnh trẻ, mời trẻ ngắm khối nhị thức.
3. Giáo viên mở nắp hộp và đặt lên bàn bên cạnh hộp. Sau đó chỉ cho trẻ thấy kết cấu của mặt trên khối lập phương giống với hình vẽ trên nắp hộp.

Giáo cụ Montessori Khối nhị thức (Binominal Cube)


4. Giáo viên mở tiếp một mặt của hộp và khiến trẻ chú ý vào kết cấu của mặt này cũng giống với nắp hộp. Lặp lại với mặt còn lại.
5. Đặt nắp hộp vào giữa hai mặt của hộp được mở ra.

Giáo cụ Montessori Khối nhị thức (Binominal Cube)


6. Giáo viên lấy lần lượt từng khối trong hộp ra, bắt đầu với khối lập phương màu đỏ (a3), và đặt nó lên trên nắp hộp một cách cẩn thận, theo mã màu (colour codes).
7. Lớp đầu tiên đã được tạo thành, với chiều cao bằng một cạnh của khối lập phương màu đỏ (a).

Giáo cụ Montessori Khối nhị thức (Binominal Cube)


8. Giờ nhấc các khối này ra khỏi nắp hộp lần lượt và sắp xếp lại trên bàn theo kết cấu tương tự.
9. Giờ nắp hộp lại trống, lấy các khối còn lại từ hộp và sắp xếp lên nắp, tuân theo mã màu. Khiến trẻ chú ý rằng kết cấu của lớp thứ hai của khối lập phương cũng giống như trên nắp hộp.
10. Đặt lớp thứ hay này (có chiều cao bằng với cạnh của khối lập phương màu xanh – b) lên trên bàn, bên cạnh lớp đầu tiên.

Giáo cụ Montessori Khối nhị thức (Binominal Cube)


11. Không giải thích với trẻ lý do bạn sắp xếp khối lập phương theo thứ tự này, hay nói về khía cạnh toán học nào của khối lập phương. Chỉ cho trẻ thấy và làm thật chậm.
12. Xếp lớp thứ hai lên trên lớp thứ nhất. Giờ ta đã xếp được khối lập phương hoàn chỉnh trên bàn.
13. Ngắm nó khoảng một phút.

Giáo cụ Montessori Khối nhị thức (Binominal Cube)


14. Gỡ các khối ở lớp bên trên và sắp xếp trên nắp hộp. Sau đó đặt chúng lại trong hộp với thứ tự tương tự.
15. Làm tương tự với lớp còn lại.
16. Khi giáo viên hướng dẫn xong, cho trẻ ngắm lại khối lập phương từ tất cả các mặt. Nếu cần giáo viên có thể sắp xếp lại khối lập phương và dựng lại nó.
17. Trẻ sẽ làm việc độc lập khi bé sẵn sàng.